Việc đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ, phòng trọ đóng vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động kinh doanh. Việc có giấy phép kinh doanh giúp đảm bảo tính pháp lý, tạo cơ hội kinh doanh và phát triển bền vững cho chủ nhà. Bài viết này NP Space sẽ cung cấp thông tin về Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ, phòng trọ theo quy định hiện hành.
1. Kinh doanh dịch vụ nhà trọ có cần phải đăng ký kinh doanh không?
Kinh doanh nhà trọ là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt ở các thành phố lớn. Để biết được kinh doanh nhà trọ có bắt buộc có giấy phép không thì phải biết được rằng, đây có thuộc ngành nghề kinh doanh được phép không phải đăng ký kinh doanh hay không.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ nhà trọ. Nguồn: Công ty Luật TNHH Everest.
Theo luật doanh nghiệp năm 2020, đặc biệt tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Khoản 2, Điều 79 quy định các ngành nghề khi kinh doanh mà không phải đăng ký bao gồm 06 ngành nghề sau đây:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
- Những người bán hàng rong, quà vặt;
- Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
- Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
- Những người kinh doanh thời vụ.
Như vậy, kinh doanh nhà trọ không thuộc một trong sáu trường hợp được nhắc đến được ở trên. Do đó, khi kinh doanh, để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và hoạt động hiệu quả trong thị trường, thì khi kinh doanh nhà trọ phải có giấy phép.
Mặt khác, hiện tại quy định pháp luật không có quy định xây bao nhiêu căn phòng trọ thì mới đăng ký kinh doanh. Vì vậy, khi bạn có hoạt động kinh doanh nên tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Như vậy căn cứ theo pháp luật hiện hành, khi đã phát sinh hoạt động kinh doanh, dù bạn kinh doanh phòng trọ quy mô nhỏ, doanh thu thấp thì đều phải đăng ký kinh doanh hay nói cách khác là làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ, phòng trọ
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Xin cấp giấy đăng ký kinh doanh nhà trọ đối với doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty/doanh nghiệp
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp;
- Chuẩn bị CMND hoặc CCCD (hộ chiếu) bản sao công chứng:
- Bản sao công chứng CMND hoặc CCCD chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm;
- Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở;
- Lựa chọn vốn điều lệ;
- Lựa chọn chức danh người đại diện công ty;
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
Bước 2: Tiến hành thành lập Công Ty
- Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND hoặc CCCD của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Bước 3: Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
4. Quy trình thủ tục đăng kí kinh doanh nhà trọ
Bước 1: Xác định hình thức kinh doanh để đăng ký
Pháp luật quy định có 02 hình thức đăng ký kinh doanh phòng trọ mà bạn có thể lựa chọn, tùy theo mức độ quy mô phòng trọ mà bạn thực hiện:
- Thành lập doanh nghiệp: Nếu bạn hoặc bạn và cộng sự muốn kinh doanh thuê phòng trọ với quy mô lớn, cần nhiều nguồn góp vốn và không bị hạn chế về địa điểm cũng như không gian.
- Thành lập hộ kinh doanh: Nếu bạn và gia đình cho thuê phòng trọ với quy mô nhỏ, bạn nên đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh. Khi đó thủ tục đăng ký sẽ đơn giản, nhanh chóng và nộp thuế cũng dễ dàng hơn. Hình thức này được hầu hết các trường hợp kinh doanh phòng trọ ở các thành phố lớn hiện nay đăng ký. Tất nhiên, việc đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình cũng bị ràng buộc bởi một số quy định như: chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ
Có hai trường hợp:
- Hồ sơ Xin giấy phép kinh doanh nhà trọ đối với doanh nghiệp;
- Hồ sơ Xin giấy phép kinh doanh khách sạn đối với hộ gia đình.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ, phòng trọ ở đâu?
Có hai trường hợp:
- Đối với thành lập doanh nghiệp : Hồ sơ được nộp ở Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở;
- Đối với thành lập hộ cá thể: Đăng ký tại Văn phòng UBND cấp huyện/quận nơi thực hiện kinh doanh.
5. Cho thuê nhà trọ không đăng ký kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh nhà trọ bị phạt như thế nào?
Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP), người cho thuê nhà trọ mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định bị phạt tiền từ 2.000.0000 – 3.000.000 triệu đồng.
Trường hợp tiếp tục cho thuê trọ trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thì bị phạt tiền từ 5.000.000- 10.000.000 triệu đồng.